Từ xưa, bắt nguồn từ nhu cầu chăn nuôi và giải quyết vấn đề về việc duy trì sự sống của chúng ta bằng cách lấy đi sự sống của những sinh vật khác, ta tạo nên những đạo đức về việc chăn nuôi động vật. Đạo đức không phải là ta không được ăn chúng (đương nhiên rồi), nhưng cũng không có nghĩa là ta mặc kệ sự sống còn của chúng. Đạo đức ở đây là: hãy ăn một cách có tâm.
Đạo đức của hành động ăn có tâm không dựa trên việc nó đúng hay sai; không cần thiết, bởi lẽ đạo đức này được tạo nên hợp lý hoá nhu cầu kinh tế nhằm nâng cao số lượng động vật chăn nuôi. Bản chất mối quan hệ giữa con người và động vật chăn nuôi đòi hỏi một mức độ quan tâm cơ bản, tức là cung cấp lương thực và một chỗ ở an toàn cho đàn gia súc của mình. Theo góc độ kinh tế, chăm sóc động vật trong trang trại chỉ đơn giản một cách để tối ưu hoá việc kinh doanh của của người nông dân. Nhưng cái giá mà họ phải trả để đảm bảo có đủ những chú chó canh gác hay đủ nước sạch làm tăng giá đầu vào. Trong khi đó, việc thiến, vắt kiệt sức lao động, rút máu hay cắt thịt những con vật còn sống, khắc dấu (phương pháp dùng nhiệt để khắc dấu lâu dài trên cơ thể động vật), cách ly con non khỏi con mẹ, và cả giết mổ lại là những phương pháp rất hữu hiệu để tối ưu hoá lợi nhuận. Những con vật được bảo vệ và đổi lại là chúng phải hy sinh cho những người đã bảo vệ chúng: bảo vệ và phục vụ.
Đạo đức ăn có tâm đã tồn tại và phát triển trong hàng ngàn nm. Nó mang nhiều hình hài khác nhau và bị ảnh hưởng bởi các nền văn hoá đa dạng từ nơi mà nó xuất hiện: ở Ấn Độ nó dẫn tới luật cấm ăn thịt bò, trong Hồi Giáo và Do Thái Giáo nó dẫn tới việc giết mổ nhanh chóng (giết mổ nhân đạo), ở phần lãnh nguyên Liên bang Nga nó dẫn tới việc người Yakuts tuyên bố rằng những con vật muốn bị giết. Nhưng đạo đức này không còn có thể áp dụng vào thế giới ngày nay.
Ăn thịt có đạo đức không hề lụi tàn theo thời gian, nó đã chết. Một cái chết đột ngột và dứt khoát.
Comments