Giờ là năm 8000 trước Công Nguyên. Từng là loài chim rừng hoang dã, loài gà giờ đã được thuần hoá, cũng như dê và bò. Nghĩa là một mối quan hệ mới giữa động vật và loài người được thiết lập - một mỗi quan hệ gần gũi và bạo lực chưa từng thấy.
Theo cách câu chuyện này thường được kể, trong lịch sử cổ đại và hiện đại, thì quá trình thuần hoá là một quá trình đôi bên cùng tình nguyện giữa con người và các loài vật khác. Đơn giản là, loài người đưa ra một bản hợp đồng với những con vật mà họ đặt tên là con gà, con lợn, và các loài, rằng: chúng ta sẽ bảo vệ ngươi, cho ngươi ăn, vân vân, và đổi lại, chúng ta sẽ dùng sức lao động của ngươi, trứng và sữa của ngươi sẽ bị lấy đi, và đến một thời điểm nào đó, ngươi sẽ bị giết thịt. Cuộc sống trong tự thiên chẳng có gì là dễ dàng. Ta cho rằng - thiên nhiên khắc nghiệt như thế - thì bản hợp đồng này quả là một món hời với loài vật. Vậy nên, các loài động vật, theo một cách nào đó đã tự nguyện ký vào đó. Nhà văn và nhà báo Michael Pollan đã đưa ra giả thuyết này trong cuốn “Vấn nạn của loài ăn tạp” (The Omnivore’s Dilemma):
“Thuần hoá là một sự tiến hoá, chứ không phải một bước đi chính trị. Hẳn nhiên, đó không phải một chế độ mà loài người đã áp đặt lên động vật từ mười nghìn năm trước. Thay vào đó, sự thuần hoá diễn ra khi một sống giống loài có khả năng thích nghi đặc biệt đã ý thức được, qua quá trình chọn lọc tự nhiên của thuyết Darwin, rằng chúng sẽ dễ dàng để sống sót và sinh sôi nếu liên minh với loài người. Con người cho chúng thức ăn và bảo vệ chúng, để đổi lấy trứng sữa, và - đúng vậy - thịt của chúng. Từ góc nhìn của loài vật, bản hợp đồng với loài người là một thành công vĩ đại, ít nhất là cho đến thời của chúng ta.”
Đây là phiên bản hậu thuyết Darwin của những truyền thuyết cổ đại về sự đồng thuận của loài vật. Những người nông dân đưa ra câu chuyện này để bao che cho phần bạo lực trong nghề nghiệp của họ, một phần đã được công nhận trong những chương trình học ở các trường nông nghiệp. Luận điểm của câu chuyện này, đó là lợi ích của một cá thể thường đi ngược lại lợi ích của một giống loài. Nhưng nếu không có giống loài, thì sẽ không tồn tại cá thể. Nếu loài người đều ăn thuần chay, thì sẽ chẳng có con vật nào bị nuôi nhốt (nhưng điều đó cũng không hẳn, bởi vẫn luôn có những giống gà và lợn được nuôi “làm cảnh", hoặc nuôi để bầu bạn, một số loài thì nuôi lấy phân). Nhiều người cho rằng, những loài vật muốn được chúng ta nuôi nhốt. Chúng sẽ chọn điều đó. Vài người nông dân tôi từng gặp kể với tôi rằng, có những lần họ quên đóng cửa chuồng, nhưng chẳng có con vật nào bỏ đi.
Trong truyền thuyết của Hy Lạp cổ đại, sự đồng thuận được thể hiện tại trước nhà tiên tri của Delphi bằng các hất nước lên đầu của con vật trước khi chúng bị giết mổ. Nếu con vật lắc nước khỏi đầu mình bằng cách gật gật, tiên tri sẽ hiểu rằng đây là nó đồng ý bị giết mổ, và nói với công chúng rằng “Cái gật đầu đó là tình nguyện… Ngươi giết con vật này là không có gì sai.” Câu nói truyền thống được dùng bởi người bộ tộc Yakuts ở Nga là “Ngươi đã tìm đến là, Ngài Gấu, tức là người muốn được ta giết". Theo tục của người Isreal cổ, con bò đỏ được dùng làm vật tế của họ phải tự nguyện bước đến đền thờ, nếu không thì nghi thức không được công nhận. Thuyết về sự đồng thuận của loài vật có rất nhiều phiên bản trên thế giới, nhưng tất cả đều có ngụ ý rằng đây là một “thoả thuận công bằng”, và ít nhất là theo một cách trừu tượng hay ẩn dụ nào đó, loài vật đồng ý được thuần hoá và giết mổ.
Comments